06/12/2024 10:12:52 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
[LIVE] DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ 2024: “MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DI SẢN, KINH TẾ XANH VÀ KINH TẾ SỐ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

Sáng ngày 6/12/2024, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại Nội Huế, Diễn đàn Quốc tế 2024 với chủ đề "Một số định hướng phát triển Kinh tế Di sản, Kinh tế Xanh và Kinh tế Số tại tỉnh Thừa Thiên Huế" đã diễn ra. Sự kiện quy tụ nhiều nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà nghiên cứu uy tín đến từ Việt Nam và quốc tế, nhằm trao đổi, thảo luận về các giải pháp phát triển bền vững cho tỉnh Thừa Thiên Huế – vùng đất di sản với tiềm năng kinh tế đa dạng.

Diễn đàn không chỉ là nơi gặp gỡ, chia sẻ kiến thức mà còn đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho Huế. Toàn bộ diễn biến chương trình sẽ được cập nhật liên tục tại website https://hueworldheritage.org.vn:

8h30: Phát biểu khai mạc của TS. Reigh Young Bum, Chủ tịch Viện nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc

8h50: Phát biểu đề dẫn của KTS. Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 

9h00: Tham luận "Đẩy mạnh giá trị di sản từ góc nhìn kinh tế" của KTS. Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Huế với một hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, việc đẩy mạnh giá trị di sản từ góc nhìn kinh tế tại thành phố Huế là một chiến lược quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội địa phương...

9h10: Tham luận "Giá trị của Bảo tàng đối với Năng lực cạnh tranh Văn hóa của Thành phố" của TS. Reigh Young Bum, Chủ tịch Viện nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc

9h20: Tham luận "Kiến trúc Bảo tàng được xem như là cấu trúc đô thị" của Ông JangYoon Gyoo. Việc xem bảo tàng như một cấu trúc đô thị có nghĩa chúng ta không nên giới hạn bảo tàng chỉ với vai trò là nơi trưng bày hiện vật mà vai trò của bảo tàng còn thể hiện ở chức năng xã hội, văn hóa, kinh tế và kiến trúc của nó trong không gian đô thị.

9h30: Tham luận "Giới thiệu Dịch vụ AI OTT Thể thao Nghiệp dư 'Hogak” của ông Ông Jeon Young Saeng, CEO Công ty YST. 

AI OTT và thể thao nghiệp dư Hogak có thể bổ trợ lẫn nhau để tạo ra một hệ sinh thái công nghệ-thể thao năng động, đóng góp đáng kể vào phát triển cộng đồng, kinh tế, và văn hóa.  

9h40: Tham luận "Đẩy mạnh ứng dụng Metaverse, một xu hướng cho phát triển kinh tế số và quảng bá di sản  Huế" do ông Lê Vĩnh Chiến, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh TT-Huế.

Metaverse, với sự kết hợp của thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI), mang đến cơ hội đột phá trong phát triển kinh tế số và quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của di sản Huế. Ứng dụng Metaverse không chỉ mang đến cơ hội quảng bá di sản Huế rộng rãi mà còn là công cụ quan trọng để thúc đẩy kinh tế số, bảo tồn văn hóa, và phát triển bền vững. Huế có thể trở thành hình mẫu tiên phong trong việc tích hợp công nghệ số vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đến với Diễn đàn quốc tế

9h50: Tham luận "Quản lý tài nguyên thông tin để bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa" của ông Ông Hong Seung Mo, CEO, PoST MEDIA

Quản lý tài nguyên thông tin là yếu tố cốt lõi để bảo tồn và khai thác bền vững di sản văn hóa. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, cộng đồng, và chính sách sẽ tạo điều kiện phát huy giá trị của các di sản trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội

10h00: Tham luận "HueS đẩy mạnh du lịch số" của ông Trần Trọng Hiếu, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Đô thị Thông minh.

Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Đến với diễn đàn hôm nay, chúng ta sẽ được lắng nghe Ông Trần Trọng Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày tham luận

11h00: Tham luận "Chính sách công viên đô thị của Hàn Quốc và ý nghĩa thực hiện thành phố xanh ở Việt Nam" của ông Cho Sang Kyu, Viện nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc.

11h10: Tham luận "Một số định hướng và triển khai kinh tế xanh vì sự phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế" của ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển tỉnh TT-Huế

“Kinh tế xanh” là chủ đề rất được trông chờ trong diễn đàn của chúng ta sáng hôm nay. Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của thành phố Huế, một đô thị mang đậm bản sắc văn hóa và di sản, đồng thời đối mặt với các thách thức từ biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế. Kinh tế xanh không chỉ là con đường phát triển phù hợp mà còn là yếu tố sống còn giúp thành phố Huế bảo tồn di sản, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, cải thiện chất lượng sống, và tạo ra một nền tảng kinh tế bền vững, góp phần thực hiện tầm nhìn trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

11h20: Tham luận "Dự án phát điện LFG tại Tỉnh TT Huế, Việt Nam" của ông Chang Jae Young, CEO, ATR

Việc tăng cường tiếp cận và sử dụng các nguồn năng lượng bền vững tại địa phương, đóng góp vào quá trình ít phát thải khí carbon, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu với thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới là những nội dung hết sức thiết thực và cần phải làm ngay.

11h30: Tham luận "Giới thiệu Kế hoạch Hành động Tiết kiệm Năng lượng và Bảo vệ Môi trường của AEONMALL Huế" của ông Okada Masaki AEON MALL

Đại siêu thị AEONMALL Huế được thiết lập để trở thành trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Huế. Với trọng tâm là cơ sở hạ tầng và thiết kế hiện đại, trung tâm mua sắm này hướng đến mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế dự kiến ​​của khu vực. Đặc biệt, trung tâm này dự kiến ​​sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch địa phương và thu hút thêm đầu tư, đặc biệt là từ các công ty Nhật Bản, củng cố mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam.

11h40: Bắt đầu phần Thảo luận (Q&A):

Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư chia sẻ

12h50: Lễ Kí kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc.

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc cùng nhau tìm hiểu xây dựng quan hệ hợp tác và đã có kết quả bước đầu thông qua hội thảo quốc tế: “Tái thiết và Phát triển Không gian Bảo tàng trong lòng Di sản” vào tháng 8/2024, nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến ý tưởng chia sẻ kinh nghiệm trong việc tái thiết và phát triển không gian bảo tàng trong lòng di sản.

Để tạo cơ sở cho các hoạt động hợp tác có hiệu quả và bền vững giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc, tại Diễn đàn, hai đơn vị sẽ tiến hành ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực hiện chương trình nghiên cứu, tư vấn thiết kế tái thiết có chuyên môn cao nhằm phát triển đa dạng mô hình kiến trúc sinh thái lịch sử, công nghiệp văn hóa, dịch vụ du lịch… tại di tích Huế

12h00: Phát biểu bế mạc kết thúc Diễn đàn 

12h05: Các đại biểu, diễn giả, chuyên gia và đông đảo người tham dự chụp ảnh lưu niệm. Chúc mừng Diễn đàn Quốc tế 2024 thành công tốt đẹp

 

 

Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế
Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>